Ông già xứ Ars

người ta thấy một nông dân xứ Ars, mỗi ngày trước lúc ra đồng, đều có ghé vào đứng ở cuối nhà thờ cầu nguyện giây lát rồi mới đi cày. Khi trở về, ông cũng ghé vào cầu nguyện như vậy. Ai cũng để ý và cảm phục ông. Một hôm, có người hỏi:

-Ngày ngày ông ghé vào nhà thờ mấy lần để làm gì thế?

Ông nông dân trả lời cách đơn sơ rằng:

-Tôi bàn chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với tôi…

merrick 003

Cụ già và chiếc ghế trống

c1âu chuyện của một vị Linh mục được gọi đến bên giường hấp hối của một cụ già.

Khi vị Linh mục sắp ngồi xuống trong chiếc ghế bành đặt cạnh bên giường cụ già, cụ liền ngăn lại:

-Xin Cha vui lòng đừng ngồi vào đó.

Vị Linh mục bèn lấy một cái ghế đẩu, ngồi xuống và cho kẻ liệt xưng tội và ban của ăn đàng. Cụ già lấy lại đôi tí sức và nói:

-Để con kể Cha nghe lịch sử chiếc ghế bành này… Cách đây 50 năm, khi còn là một thanh niên, vị Linh mục quản xứ hỏi con có thuộc các kinh cầu nguyện không. Con đáp: ‘Không, con không có ai để cầu nguyện. Nếu con hét to đến độ có thể bể cả buồng phổi thì một kẻ đứng ở tầng 3 cũng không nghe con được; vậy thì làm sao Thiên Chúa có thể nghe con từ Trời được?’- Cha Sở trả lời cách nhẹ nhàng: ‘Con đừng thử cố gắng cầu nguyện. Hãy ngồi tự nhiên ở đó mỗi buổi sáng với một chiếc ghế bành khác. Hãy tưởng tượng Đức Giêsu Kitô đang ngồi ở đó, như Ngài đã từng ngồi trong nhà ở Palestine. Con sẽ nói gì với Ngài?- Cha Sở hởi con- Con trả lời :’ Nếu con thẳng thắn, con phải nói ngay rằng con không tin Ngài’- ‘Được’- Vị Linh mục trả lời- ‘Ắt là điều đó nói lên cái gì đang có thật sự trong trí con. Con có thể đi xa hơn nữa và thách thức nữa. Nếu Ngài hiện hữu thì tại sao lại không minh chứng điều đó cho con? Hoặc là con không thích cách Thiên Chúa quản trị thế giới, tại sao con không nói với Ngài điều này? Con đâu phải là người đầu tiên than trách Ngài đâu. Vua Đavít và ông Gióp đã có lần nói với Chúa là Ngài bất công rồi. Có lẽ con ao ước cái gì, con cứ nói lên điều đó. Nếu Ngài ban cho con, con cám ơn Ngài. Tất cả những trao đổi này là cầu nguyện. Con đừng đọc thuộc lòng những câu thánh thiện, hãy nói những gì thật sự trong lòng con.”

ghế

Cụ già hấp hối tiếp tục nói:

-Con không tin vào Đức Kitô, nhưng con tin tưởng vào vị Linh mục già. Để làm hài lòng vị Linh mục này, con ngồi trước ghế bành và tưởng tượng như thấy Đức Kitô. Trong vài ngày đầu, điều này có vẻ như một trò chơi. Rồi con biết là Ngài ở đó. Con nói chuyện với một Đức Giêsu có thực về những chuyện hiện thực. Con bàn hỏi một lời khuyên và con được nó. Cầu nguyện trở thành đối thoại. 50 năm trôi qua và mỗi ngày con nói chuyện với Đức Giêsu ngồi trong chiếc ghế bành này…

Vị Linh mục còn ở đó khi cụ già này mất, và cử chỉ cuối cùng của cụ la đưa bàn tay ra hướng về người bạn vô hình đang ngồi trong chiếc ghế bành này…

Tính già hóa non

spanish-635x357

hồi ấy, Frédéric, một ông vua nước Đức, tự cho mình là thông minh thượng trí, nhất định đoạt giải vô địch toàn cầu về Kinh tế học. Ông ta cứ lấy bút mực tỉ mỉ tính toán rằng: cứ mỗi năm chim sẻ trong nước ăn hao hụt mất hai triệu thùng thóc. Và ông còn truyền phát động chiến dịch “bài sẻ” trong toàn quốc. Mỗi đầu sẻ là mỗi thưởng. Toàn dân của ông, từ già chí trẻ, từ phái mạnh cho tới phái yếu, một sáng, một chiều, đều trở nên những tay thiện xạ.

Thương hại cho đám chim bé bỏng, chẳng bao lâu không còn sót lại một bóng sẻ nào trên đất nước của Frédéric nữa.

Vụ lúa chiêm năm ấy hẳn đầy hứa hẹn… Ngờ đâu, khi ngày mùa vừa tới, thì những đoàn quân sâu bọ mũ xanh mũ đỏ đủ màu, những đám cào cào châu chấu trùng trùng xuất hiện, tràn ngập khắp lãnh thổ như nước lụt, không binh pháp nào, không biện pháp nào có thể đàn áp nổi. Mỗi bụi cỏ, mỗi ngọn lúa, dẫu núp ngay bên ngưỡng cửa ra vào, cũng đều được chúng nó tới viếng thăm. Tiếng rên siết khóc than rộn lên khắp hang cũng ngỏ hẻm.

Frédéric ngồi trong cung điện nhìn qua cửa sổ, vuốt mặt hổn hển thở ra, dở cười dở khóc…

“Bây giờ đất thấp trời cao

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?”….

Cây gậy của Thánh Giuse

trong xứ Kervéh, không một ai yêu anh chàng Giuse Mahee cả. Do đó, anh sống cô đơn trong một căn nhà xiêu vẹo…

Một buổi chiều tháng ba, khi đi vào căn lều, anh cảm thấy như có ai nắm vạt áo kéo lại. Ngạc nhiên, anh quay lại và gần như nổi cáu lên vì anh không quen với cái thói ấy. Sau lưng anh là một cụ già lưng đã còng, áo quần tiều tụy mặc dầu đầu tóc bạc, bộ râu dài và khuôn mặt hiền từ. Nhưng Mahee không thèm thương hại một ai cả. Anh ta liếc nhìn và hỏi cách đột ngột:

-Ông muốn cái gì?

-Xin hãy giúp tôi!- Ông lão nghèo nói.

Mahee cười to…

-Tôi giúp?… Ông không biết là người ta gọi tôi là con cú sao? Tôi làm điều ác khi có thể làm và không bao giờ tôi làm việc thiện cho một ai. Đi ra khỏi đây ngay.

-Thưa ngài- ông lão chắp đôi tay run rẩy nói- xin thương xót, đôi khi một hành động tốt có thể đảm bảo sự cứu rỗi đời đời…

-Ta không muốn bị quấy rầy- Mahee la lớn- đi khỏi đây không thì ta..

-Anh bạn, vì tình yêu Thánh Giuse- cụ vừa nói vừa đưa tay nắm nhẹ cánh tay của Mahee.

-À, cái đó thì khác, thánh Giuse là quan thầy của tôi, như các kẻ đạo đức vẫn thường nói. Tôi yêu vị Thánh đó vì ít là Ngài đã không chiếm được chỗ trên thiên đàng như một kẻ lười biếng.

Mahee đưa cho ông lão cây gậy to lớn nhiều u của anh và nói:

-Cầm lấy cái cây này, đôi chân ông xem ra vẻ không còn tốt, nó có thể giúp ông, và nếu giữa đường có ai làm hại ông, ít ra ông cũng có dịp dùng nó.

Cụ già cầm lấy gậy, đôi mắt cụ lóe lên một tia sáng và một nụ cười nở trên môi.

-Giuse Mahee, Thiên Chúa sẽ không quên trả lễ cho một cốc nước lạnh bố thí vì Danh Ngài. Cám ơn và xin chào anh.

… Nhiều năm trôi qua, Mahee chết, anh ta chết như anh ta đã sống… nghĩa là chết cô đơn… Một chiều kia, anh ta đi về căn lều, anh cảm thấy đôi chân yếu đi và toàn thân anh ngã quỵ xuống. Anh muốn lên tiếng nhưng miệng anh không thốt ra được lời nào. Cuối cùng, cố gắng hết sức, anh thốt ra được có mỗi câu “Ông Thánh Giuse” rồi chết.

HolyFamily_Coello

Giuse Mahee được đưa lên trên những miền vĩnh cửu. Trước mặt anh là hai cánh cửa lớn, một cánh thì tối và đầy ghê rợn, một cánh thì sáng chói và gõ cửa:

-Anh là ai?- Người đánh cá oai hùng xứ Galilê hỏi:

-Giuse Mahee- đương sự rụt rè trả lời.

-Ta không biết anh- Thánh Phêrô nói.

Bị ném khỏi thiên đàng, Mahee không còn ngõ nào khác là đi đến gõ cánh cửa đen kia… Hôm đó đúng ngày 19 tháng 3, là ngày lễ kính Thánh Giuse. Đúng vào lúc bàn tay đỏ lửa của Satan sắp trương ra để nắm lấy miếng mồi ngon thì một giọng nói vang lên:

-Lui ra, Satan.

Và Mahee thấy gương mặt hiền lành và trong sáng của một cụ già, phía trên tráng có một vầng hào quang màu vàng.

-Anh bạn làm gì ở đây?- Thánh nhân hỏi Mahee.

-Thánh Phêrô từ chối mở cửa thiên đàng cho con… vì thế con đi đến hỏa ngục…

Thánh nhân đưa cho tội nhân khốn khổ này một cây gậy Ngài cầm ở tay.

-Ngươi có nhận ra được cây gậy này không?

-Đó là cây gậy của con- Mahee la lên.

-Một việc lành không bao giờ mất. Hãy đi gõ cửa thiên đàng với cây gậy này và Thánh Phêrô sẽ mở cửa cho ngươi.

Mahee gõ cánh cửa sáng chói một lần nữa, nhưng lần này với cây gậy. Thánh Phêrô xuất hiện.

-Lại ngươi. Ta đã không nói với ngươi rằng ngươi không có bạn bè ở đây sao?

-Con có Thánh Giuse, quan thầy của con- Mahê nhút nhát nói.

-Thánh Giuse đi vắng…

Nhưng Thánh Phêrô không nói thêm gì nữa. Đôi mắt Ngài vừa nhìn thấy cây gậy trên tay Mahee. Một cành hoa huệ trắng tinh đính ở đấy.

-Cây gậy này của Thánh Giuse- Thánh Phêrô la lên- Hãy vào, hãy vào đi, bạn của tôi, ở đây tất cả mọi người đều vâng lời Thánh Giuse, tất cả đều tùng phục Ngài. Hãy vào hưởng hạnh phúc của các kẻ được chọn.

Và Mahee được qua ngưỡng cửa thiên đàng…

Chứng từ của một Linh mục dòng Xitô

khi ở tu viện Sénanque, một buổi chiều, tôi đi dạo trong sân nhà chơi gần cửa ra vào. Đây là một điều nghịch thường vì tôi không có thói quen đi dạo như thế. Bỗng thầy giữ cửa đến nói với tôi:

-Có một ông khách muốn gặp Cha, ông đưa tay chỉ đòi gặp cho được cái ông đang đi… là Cha đó.

Tôi đi ra và gặp ông khách ngay.

bonchamps

Đó là một người ăn mặc lịch sự, bảnh bao, có điều là trên mặt lộ vẻ lo âu. Bên cạnh ông là một con ngựa đen oai phong đang gặm cỏ.

-Thưa ông- người khách nói- tôi không biết ông. Tôi thấy ông từ đằng xa và tôi muốn gặp ông. Hãy cứu tôi. Tôi đã muốn trầm mình xuống sông nhưng không thực hiện được. Con ngựa của tôi đã mang tôi đến đây và dừng lại trước cửa này. Tôi ở đâu? Nhà này là nhà gì? Hay một nông trại?

-Không, đây là một tu viện.

-Tôi chưa bao giờ thấy một nhà như thế. Và tại sao ông lại ăn mặc trắng đen như thằng hề vậy?

-Đây là áo Dòng của tôi. Nhưng nói cho tôi hay ông là ai?

-Tôi là giám đốc đoàn Xiệc hoàng gia ở Lyon.

-Ông đang phá sản chăng?

-Không, gia tài hiện nay của tôi có rất nhiều triệu quan và các công việc của tôi đang suôn sẻ, nhưng tôi bị ám ảnh bởi ý nghĩ muốn tự vận.

Tôi bèn cầm tay ông và vừa cười vừa nói:

-Không, đừng trầm mình dưới sông làm gì, nước rất lạnh. Người ta sẽ lo chăm sóc con ngựa của ông, và chúng ta sẽ nói chuyện với nhau. Ông sẽ kể cho tôi nghe câu chuyện của ông đi!

Ông giám đốc đoàn xiếc bèn kể chuyện độc đáo sau đây:

“Tôi không bao giờ biết được cha tôi là ai. Lúc 7 tuổi, mẹ tôi mất. Bà mất vào một buổi chiều. Và hôm sau, một đoàn người, trong đó có Cha xứ, các chú giúp lễ và bà con láng giềng đến đưa mẹ tôi đi chôn. Tôi lấy ít tiền còn lại và đi đến một đoàn xiệc bên cạnh. Tôi chỉ có một mình, không bà con, không bạn bè. Tôi hỏi ông chủ xiếc có mướn tôi không.

-Con còn nhỏ quá, hãy nói với cha con…

-Con không có cha.

-Nói với mẹ con…

-Người ta vừa chôn mẹ con hôm nay.

-Vậy con ở đâu?

Tôi nói cho ông ta biết chỗ ở.

-Ngày mai con hãy trở lại và chúng ta sẽ nói chuyện.

Hôm sau tôi trở lại và ông ta nhận tôi vào làm trong đoàn xiếc. Ông coi tôi như con ông và khi ông ta chết, ông giao đoàn xiếc lại cho tôi. Tôi đi khắp nơi và thu được nhiều tiền lắm. Nhưng lâu nay tôi không biết cái gì ám ảnh tôi: tôi khổ sở, tôi muốn nhày xuống sông tự vẫn.

-Ông có đức tin không?

-Tôi không biết cái đó là cái gì.

-Ông có tin vào Thiên Chúa không?

-Có, một cách mù mờ thôi, nhưng tôi cũng không biết cái đó là cái gì nữa.

-Ông có biết làm dấu Thánh giá không?

-Mẹ tôi có làm và có chỉ cho tôi làm. Nhưng từ đó đến giờ tôi không bao giờ làm nữa. Bà cũng dạy tôi một kinh mà bà bảo tôi đọc mỗi ngày. Tôi đọc kinh đó cho ông nghe…

Và người khách đọc cho tôi nghe kinh:

sj2-3

“Thân lạy Thánh cả Giuse

Chúng con rày đang cơn quẫn bách

Đều tuôn đến kêu cầu Thánh cả

Lại có cậy ơn Bạn Thánh người

Thì mới dám gắn vó kêu ca

Xin Thánh cả hộ phù bào chữa

Vì tấm lòng thanh ái thiết tha

Buộc Thánh cả hiệp cùng Trinh nữ

Mẹ Thiên Chúa chẳng vướng tội truyền

Lại vì tình phụ từ ái tử

Khiến Thánh cả bồng Chúa Hài nhi

Thì chúng con quỳ cúi nguyện xin

Nài Thánh cả đoái nhìn cơ nghiệp

Là của Chúa Giêsu Kitô

Đã lấy máu mình mà chuộc lại

Xin Thánh cả dùng thửa phép quyền

Hộ chúng con đang thì quẫn bách

Thân Thái bảo trang khoa cẩn mật

Gìn nhà Chúa mọi vẻ vẹn toàn

Nguyền hộ lấy con cái yêu đang

Chúa Giêsu Kitô đã chọn

Cúi lạy Cha dấu yêu rất mực

Xin cấm đoán mọi nẻo sai lầm

Cùng tuyệt trừ dịch lây thói tục

Cho chúng con chữ dạ sạch trong

Đấng hộ thủ rất nên dũng lực

Xin đem lòng ái tuất dân nghèo

Nguyện khấng chóng bởi trời ngự xuống

Giúp chúng con đang trận loạn thương

Hỗn chiến cùng quỷ thần u ám

Xưa Thánh cả phò Chúa Hài nhi

Ngõ cho khỏi thửa vòng nguy hiểm

Rày xin hộ Hội Thánh Chúa Trời

Được thoát chước thù oan quỷ trá

Cùng mọi đàng trở đáng tai ương

Sau xin vực chúng con ai nấy

Ngõ in thức Thánh cả lưu truyền

Cùng cậy trông ơn Người ủng hộ

Cho chúng con sinh thuận tử an

Hầu hưởng phước tiêu diêu cõi thọ.

Amen”

-Ông đọc kinh này đôi khi?

-Tôi không bao giờ quên đọc nó mỗi tối trước khi đi ngủ.

-Ông có biết Thánh Giuse là ai không?

-Không.

-Tại sao ông đau khổ?

-Tôi không biết. Tôi thấy buồn, chán tất cả kể cả cuộc sống. Tôi thúc con ngựa chạy đến bờ sông Rhône nhưng nó đã nhảy lui và chạy tới đây. Đây là lần đầu tiên con ngựa không nghe lời tôi.

-Đó là sự quan phòng đưa ông tới đây đó.

-Quan phòng là gì?

-Đó là bàn tay của Thiên Chúa trở nên hữu hình. Chính Ngài đã đưa ông tới đây vì Thiên Chúa muốn cứu ông. Ông đã được rửa tội. Ngài không muốn ông chết như một người ngoại đạo. Không phải trong dòng nước sông Rhône mà ông trầm mình, nhưng ông hãy trầm mình trong dòng nước ân sủng. Chúng ta sẽ làm việc với nhau nhé! Không bao giờ tôi đi dạo vào giờ này ở đây. Có lẽ Chúa đã gởi tôi đến với ông. Tôi hết lòng ái ngại cho ông. Cho phép tôi ôm ông.

Tôi chân thành ôm ông và ông ta rất cảm động.

-Ông sẽ ăn tối ở đây, ngủ trên ván, và ngày mai, thay vì đi, ông sẽ ở lại đây suốt ngày.

Và ông ta ở lại không những một ngày mà ba ngày. Trong thời gian đó, tôi dạy ông các chân lý của đạo. Ông là người thông minh, và Thiên Chúa đã cho ông thấy các thú vui, tiền bạc đó không đem lại cho ông hạnh phúc. Ông xưng tội và chịu lễ. Sau đó, ông ta về lại Avigno, thu xếp công việc, bán hết gia sản, phát cho người nghèo, và xin đi tu. Vài năm su, ông lên cơn sốt nặng và qua đời như một vị thánh, lúc tuổi còn xuân…

Nghi thức có cần thiết không?

trong một bữa tiệc, Raymond Brucker, một văn sĩ mới trở lại đạo, bị một bà hơi gàn phê bình mãnh liệt:

-Tôi đồng ý với ông về các sách Phúc Âm, về kinh Tin Kính, về nền luân lý Công giáo… nhưng về tất cả các lễ nghi, các nghi thức tế tự bên ngoài, tôi cho là vô ích, nhảm nhí, tức cười nữa!

Brucker gật đầu, chăm chú nghe, xem có vẻ đồng ý lắm. Bất thình lình, ông đứng dậy, nắm lấy cổ của bà kia và nói:

-Cô bạn béo mập của tôi ơi, cô có đầu óc lắm!

Lẽ dĩ nhiên là bà khách béo mập phản ứng mãnh liệt:

-Thưa ông, ông xem tôi là loại người nào đây? Ông là kẻ thô lỗ nhất đời, không hề có một chút lịch sự căn bản tối thiểu nào hết.

Trở lại chỗ ngồi, và rất là lịch thiệp nhã nhặn, Brucker cười cách ý nhị và nghiêng đầu đáp:

-Xin lỗi bà vì tôi đã không biết, đã nghĩ sai cho bà khi tôi cho rằng một hình thức lịch sự bên ngoài sẽ không cần thiết đối với bà khi chính bà không muốn có những hình thức bên ngoài đối với Thiên Chúa. Tất cả các nghi thức đối với bà là vô bổ, là nhảm nhí, đó là những biểu hiệ sự lịch sự tối thiểu của con người của chúng ta đối với Thiên Chúa.

the_mass2

Người câu cá

l2ần kia, có một người câu cá lấy ống tiêu ra ngồi trên bờ sông và thổi những điệu nhạc hay, hy vọng làm cho cá nổi lên. Nhưng thổi mãi mà không thấy con nào ló đầu lên cả. Bực mình, anh ta lấy lưới ném xuống

fig9

và chẳng bao lâu, anh ta kéo lên một lưới đầy cá. Bấy giờ anh ta lấy ống tiêu ra thổi, và khi anh ta thổi, cá trong lưới đều nhảy lên.

-A, bây giờ các ngươi múa nhảy khi ta thổi tiêu.

-Vâng- một con cá già đáp- khi anh ở trong tay của một người nào, anh phải làm những gì người đó ra lệnh cho anh

Chỉ có kẻ nào “biết” là “sống”

t1rang Tử cùng đệ tử đi chơi núi. Thấy một cây to, cành lá rườm rà. Một thợ rừng đứng bên nó mà không đốn. Hỏi tại sao, người tiều phu đáp:

-Không dùng được nó chỗ nào hết.

Trang Tử nói:

-Cây này vì bất tài mà được sống lâu.

Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nhà nười quen. Chủ nhà mừng rỡ hối trẻ làm thịt con chim mòng để nấu ăn. Thằng nhỏ thưa:

-Có một con biết gáy, một con không biết gáy, làm con nào?

Chủ nhà nói:

-Làm thịt con không biết gáy.

Hôm sau, đệ tử hỏi Trang Tử:

-Hôm qua, cái cây trong núi vì bất tài mà sống, còn chim mòng vì bất tài mà chết. Giá như thầy, thầy sẽ xử trí như thế nào?

Trang Tử cười nói:

-Tài và bất tài cũng như nhau, đều là quấy cả, nên không thể tránh khỏi lụy thân. Chỉ có kẻ nào “biết”, là “sống” mà thôi.

Forest by lunatteo
Forest
by lunatteo

Mặc Tử và người bạn nước Tề

D0202_05

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng:

-Bây giờ thiên hạ ai còn biết đến việc nghĩa, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa thì có thấm vào đâu. Chẳng thà thôi đi có hơn không?

Mặc Tử nói:

-Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không thì nhiều, đứa đi cày thì ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai làm việc nghĩa thì ông nên khuyên tôi càng làm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế! 

Giá trị của thực hành

Có một người đi qua làng kia, ông biết rõ chỗ mình sẽ đến, nhưng không biết đi bao lâu mới tới. Khi đang đi đường, ông gặp một người tiều phu, liền hỏi xem còn bao lâu nữa thì tới ngôi làng kia. Người tiều phu nhìn ông rồi đáp:

-Tôi không biết.

Ông vội bước đi và tin chắc rằng người tiều phu kia không biết thật. Đi được vài bước thì ông lại nghe tiếng người tiều phu gọi với theo:

man-walking-down-a-country-road-at-sunset-sandra-cunningham

-Này ông ơi, ông đi độ 15 phút nữa thì tới.

Ngạc nhiên, ông quay lại hỏi bác tiều phu tại sao khi nãy ông hỏi bác, bác lại trả lời là không biết. Người tiều phu trả lời:

-Lúc ông hỏi tôi, ông chưa hành động, tôi không thấy bước đi của ông dài hay ngắn, làm sao tôi có thể trả lời cho ông được!

Như vậy, ta đi có tới nơi hay không, sớm hay muộn, là do hành động của ta. Có thể nói: thành công hay thất bại trong cuộc đời của ta là do việc làm của chính ta.