Tránh nói chơi

n1am Cung Trường Vạn, một người trong bầy tôi của Tống Mẫn Công, bị giặc Lỗ bắt. Tống Mẫn Công cho người đến xin vua Lỗ tha cho. Lỗ Trang Công cho Nam Cung Trường Vạn về nước.

Khi thấy Nam Cung, Tống Mẫn Công nói đùa: “Ngày trước ta kính trọng ngươi, bây giờ ngươi là tù nhân của nước Lỗ, ta không kính trọng nữa!”

Nam Cung thẹn đỏ mặt, cáo từ lui ra. Quan đại phu Cừu Mục nói riêng với Tống  Mẫn Công: “Vua tôi giao tiếp nhau, cần phải giữ lễ, không nên đùa bỡn… Đã đùa bỡn thì lòng hết kính mà lại sinh ra mối phản nghịch. Chúa công nên nghĩ kỹ đến điều ấy.”

Tống Mẫn Công nói: “Ta với Nam Cung Trường Vạn là chỗ thân nhau lắm, cần gì điều ấy.”

Ngày kia, Mẫn Công cùng Trường Vạn đánh cờ, Mẫn Công là tay cao cờ, Trường Vạn thua luôn mấy ván, phải bị phạt uống một bát rượu lớn. Trường vạn đã ngà ngà, trong lòng không phục, xin đánh thêm ít ván nữa. Mẫn Công nói: “Tù nhân thì tất phải thua, lại còn dám xin đánh nữa à!”

Trường Vạn xấu hổ không nói… Bỗng có sứ giả nhà Châu đến báo tin vua Trang Vương mất và vua Hi Vương mới lên ngôi. Mẫn Công nói: “Nhà Châu có vua mới, vậy ta nên sai người vào triều”.

Trường Vạn thưa: “Tôi nghe nói kinh đô nhà Châu đẹp lắm, mà mắt chưa được

xem, xin chúa công cho tôi đi sứ.”

Mẫn Công cười, lại đùa nữa: “Khi nào Tống không còn ai nữa mới sai đến tù nhân đi sứ”.

Các cung nhân đều cười ầm lên. Trường Vạn mặt đỏ bừng, thẹn quá… chẳng nghĩ gì đến lễ vua tôi nữa, bèn quát to lên: “Hôn quân, mày phải biết tù nhân cũng có thể giết được người chứ!”…

Mẫn Công nổi giận giật lấy kích của Trường Vạn, thì Trường Vạn thuận tay vác bàn cờ đánh Tống Mẫn Công ngã xuống , rồi đâm luôn mấy cái. Mẫn Công tắt thở.

Trường Vạn làm phản và lập Vua khác lên ngôi.

(Đông Chu Liệt Quốc)

TRÁNH NÓI CHƠI

công tử Tống và công tử Quy Sinh đều là quý tộc nước Trịnh. Hai người hẹn nhau vào triều. Bỗng đâu ngón thực chỉ của công tử Tống tự nhiên máy động. Công tử Tống mới giơ ngón tay cho công tử Quy Sinh xem. Quy Sinh lấy làm lạ. Tống nói: “Bao giờ ngón tay thực chỉ của tôi máy động thì ngày hôm ấy thế nào cũng được ăn món gì quý lạ…”

Vào đến triều, Trịnh Linh Công nhân vừa bắt được một con giãi, bảo làm thịt đãi các quan. Linh Công mời hai công tử ở lại dùng tiệc với vua. Quy Sinh nhớ lại câu chuyện ngón tay thực chỉ của công tử Tống, bèn ngó Tống mà cười chúm chím mãi…

Linh Công hỏi, Quy Sinh thuật lại cho Linh Công nghe. Linh Công gật đầu không nói gì, khi dọn yến tiệc, ngầm bảo: “Đừng dọn món thịt giãi cho công tử Tống.”

Đến lúc dự yến, các quan khách đều được ăn thịt giãi, trừ công tử Tống ngồi ngơ ngác… Linh Công cười bảo: “Thế thì ngón thực chỉ của công tử hết linh rồi!”

Các quan đều cười ầm cả lên. Công tử Tống thẹn đỏ mặt, đứng dậy, xô bàn và bước đến gần bên vua, lấy tay nhúng vào bát canh giãi của vua, cầm lấy một miếng, vừa ăn vừa nói: “Ngón thực chỉ của ta vẫn linh kia mà!”

Vua kêu tả hữu vây bắt. Công tử Tống thoát khỏi, rồi lập mưu giết Linh Công trong giấc ngủ…

Tiếng chuông ở Dewsbury

dewsbury là một làng nhỏ ở nước Anh. Làng này có một cái chuông chỉ gióng lên mỗi năm một lần và đã như vậy suốt 100 năm qua. Tiếng chuông gióng lên nhắc nhở cho dân làng biết tội sát nhân của một bà già trong làng. Để tỏ lòng hối tiếc, gia đình của bà đã dâng cho giáo xứ cái chuông ấy để chỉ dùng một lần trong một năm mà thôi.

Hôm nay đã gần lễ Noel, Lời Chúa mà chúng ta đang nghe là tiếng chuông nhắc nhở về tội mà chúng ta đã phạm. Mỗi người hãy khiêm nhường, ăn năn, đau đớn, kêu xin Chúa tha thứ và thành thật thú nhận mọi tội lỗi của mình để dọn đường cho Chúa sắp đến.

Một phương pháp hay

l2ạy cha, con muốn sửa mình lắm, nhưng sửa hoài chẳng được, cơn cám dỗ mạnh quá. Mạnh hơn con nhiều cha ạ!

Thánh Phillipphê Nêri nhìn chàng thanh niên thiện chí và dịu dàng khuyên bảo:

-Hãy can đảm lên, cha đề nghị với con hai điều thôi: mỗi ngày con hãy đọc một kinh “Lạy Nữ Vương” và suy niệm về cái chết,  con hãy cố gắng tưởng tượng xác con nằm dưới lòng đất, đôi mắt thối rữa ra, thân mình thì hôi hám, miệng đầy dòi dọ… Rồi con hãy tự nhủ: Vì những thú vui xác thịt mà tôi ra như thế này và mất nước Thiên Đàng.

Chàng thanh niên nghe lời khuyên của vị thánh nhân, ngày nào cũng cầu nguyện với Mẹ các kẻ đồng trinh và suy niệm về cái chết. Với sức phấn đấu và ơn Chúa, chàng giữ được lòng trong trắng cho tới hơi thở cuối cùng.

Hình thức của bệnh phô trương

platon hồi ấy là người yêu nghệ thuật, nhà ông được trang trí bàng nhiều tấm thảm quý đẹp. Ngày kia Diogêne, người chủ trương sống màn trời chiếu đất, đầu đường xó chợ, tới thăm Platon. Tới nơi, mặt đỏ gay, con mắt trợn trừng, ông ta vừa đạp phành phạch lên tấm thảm quý của Platon vừa nghiến răng nói:

-Ta chà đạp dưới chân tính khoe khoang kiêu hãnh của nhà ngươi!

Platon bình tĩnh trả lời:

-Phải, và với một sự khoe khoang kiêu hãnh sâu rộng hơn nữa!

Thì ra đời sống bên ngoài đầy quảng cáo của Diogêne không đi đôi với đời sống bên trong. Nhà quân tử cũng mắc bệnh phô trương…

Hai người bạn và túi tiền

hai người bạn cùng đi với nhau, bỗng một người nhìn thấy túi tiền rơi trên mặt đường. Anh ta nhặt lấy và bảo người bạn:

-Nhìn này, tớ bắt được túi tiền!

-Anh bạn ơi- Người kia nói- đừng nói là ‘tớ bắt được túi tiền’. Tôi với anh là những người bạn đồng hành, mà những người bạn đồng hành thì phải chia bùi xẻ ngọt và đồng lao cộng khổ với nhau. Nếu dọc đường chẳng may chúng ta gặp tai nạn thì chúng ta cùng giúp nhau tránh thoát.

-Tớ bắt được là của tớ. Cậu không có phần ở đây. Tớ chẳng chia cho cậu đâu- Người thứ nhất nói.

-Thôi thì anh muốn sao làm vậy, cứ việc lấy cả túi tiền đi!- Người bạn nói.

Và hai người tiếp tục đi. Được một quãng, người chủ của túi tiền đuổi theo, có cả lính hộ vệ đi cùng. Người bắt được túi tiền nhìn thấy, hoảng sợ và nói với người bạn:

-Này cậu ạ, chúng ta nhầm rồi!

Nhưng người kia phản đối:

-Anh không được nói là ‘Chúng ta đã nhầm rồi’, mà phải nói ‘Tôi đã nhầm’. Anh không chia sẻ niềm vui cho tôi, thì tôi cũng không chia sẻ nỗi buồn với anh!

Xét đoán

xưa trong một tu viện rất đông các thầy ẩn sĩ. Vì nhận thấy gương nhân đức của các thầy, một thanh niên tuấn tú, con nhà quý phái đến tu viện xin nhập tu. Ông thầy dòng mới này không thể nào áp dụng mọi tập quán chung với các thầy dòng khác. Chẳng hạn: các thầy khác đi chân không, còn thầy phải có đôi dép rơm thì chân mới có thể bước đi trên đá sỏi sù sì; món ăn thanh đạm, tì vị thầy không tiêu được, Bề trên phải dành cho thầy ít nhiều châm chước dễ dãi, thầy mới có cơ hội tu đến mãn đời.

Khi Thần Chết xuất hiện, sắp tới gõ cửa thầy, thầy vẫn điềm nhiên y như không có việc gì cả, vẫn vui vẻ cố gắng giữ luật tùy sức. Khi bệnh tình có dấu hiệu nguy hiểm hơn,các thầy khác giục giã thầy phải lo dọn mình để ra trước Quan xét chí công, thầy vẫn không mảy may đổi thái độ. Cử chỉ này khiến cho một số thầy khác thì thào với nhau: ‘Hay là anh ta đã ngã lòng trông cậy?”

Nhận ra điều ấy, thầy mời một số anh em đến và dùng giọng yếu ớt hỏi:

-Chúa Jesus có nói dối không?

Toàn thể đáp:

-Đấng thật thà vô cùng nói dối sao được?

Lúc đó, thầy tươi nét mặt, hoan hỉ thưa:

-Nếu Chúa Jesus không nói dối thì tôi không sợ phán xét đâu. Chúa đã bảo đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng lên án ai để khỏi bị lên án. Tôi biết bản thân mình yếu đuối, chỉ là một tôi tớ vô ích, không hơn không kém, thế nên suốt đời tôi chỉ chủ tâm giữ trọn vẹn một điểm là không hề dám đoán xét ai hết. Vậy bây giờ đến lượt Chúa, Ngưởi sẽ giữ lời Người hứa, đừng phán xét tôi; hay nói cho đúng hơn: cứ phán xét, nhưng chuyện lên án phạt tôi, chắc là không có đâu.

Nghe thầy tường trình như thế, các thầy như bừng tỉnh giấc mơ, tấm tắc khen người chí khí. Sau một thời gian không lâu, thầy dòng nhân đức này trút linh hồn trong tay Chúa một cách êm ái lạ thường. Lễ an táng chưa được bao lâu, một thầy dòng kia đang cầu nguyện, ngất trí được đặc ân thị kiến, nhìn thấy đoàn thể các thánh tu hành, Thánh Paul. Anton, Pacomio, Macario, rồi tiếp đến là ông thầy dòng vừa mới qua đời, sau đó còn biết bao vị thánh tu hành tiếp theo…

o-HEAVEN-facebook 1

Chết là gì?

jean Guitton kể chuyện:

Lúc còn bé, tôi có lần hỏi mẹ tôi: “Chết là cái gì?”

Mẹ tôi mở cuốn Tin mừng của Thánh John và đọc: “Ðức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.” (Ga 13, 1)

“Về cùng Cha, yêu đến cùng, đó là chết”- mẹ tôi nói với tôi.

Và tôi không còn đặt câu hỏi nào nữa.

Ai điên hơn

quan lớn kia có nuôi một tên hề để hầu hạ. Quan trao cho nó một cây gậy, bảo nó cứ giữ, đến khi nào có ai điên rồ hơn nó thì hãy cho.

Cách vài hôm sau, quan thọ bệnh nguy kịch. Hề ta vào thăm và hỏi rằng:

-Khi qua đời rồi, quan sẽ đi đâu?

-Ta đi xa lắm.

-Vậy bao giờ quan về? Một tháng nữa chăng?

-Không.

-Một năm à?

-Cũng không.

-Vậy thì bao giờ quan mới về?Red-sandalwood-wood-walking-stick-walker-mahogany-crutch

-Chẳng bao giờ về đặng.

-Thế thì trong cuộc mang du đó quan đã sắm sẵn hành trang gì chưa?

-Chưa sắm gì hết.

-Đi xa mà chẳng có hành trang gì, quan thật điên hơn tôi. Vậy xin nhận lấy cây gậy này!

Tiếng Tốt

n

gày kia, Lửa, Nước và Tiếng Tốt đi du lịch chung với nhau. Chúng bàn bạc với nhau để xem trong trường hợp chúng mất nhau, làm sao có thể tìm lại nhau được.

Lửa tuyên bố: “Các anh sẽ tìm thấy tôi ở nơi nào có khói.”

Đến lượt Nước nói: “Phải tìm tôi ở những nơi bùn lầy”.

Yin-And-Yang-Fire-And-Water-Wallpaper-1024x575

-Còn anh?- cả hai hỏi Tiếng Tốt- Chúng tôi có thể gặp anh ở đâu?

-Tôi- Tiếng Tốt trả lời- Một khi đã mất tôi, người ta không bao giờ tìm lại tôi được!